Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách tạo một chiếc USB BOOT đầy đủ chức năng, và bản này là bản cải tiến của tác giả TranDuyLinh đã chia sẻ cho cộng đồng. Mình sẽ hướng dẫn chi tiết nhất (bằng hình ảnh ) để tạo một chiếc USB BOOT có đầy đủ chức năng và hỗ trợ các dòng máy tính đời mới chuẩn UEFI đảm bảo bạn sẽ hài lòng.
1/ Một chiếc USB > 2GB, tốt nhất là 4GB trở lên.
2/ Phần mềm tạo đĩa ảo UltraISO. (Tải về / Link dự phòng / Link Fshare) Sau đó tiến hành cài đặt vào máy trước.
3/ Tải công cụ cứu hộ DLC BOOT.
Note: Bạn có thể chọn một trong các phiên bản sau đây !
+ Bản 2013
Note: Để tải được link Mega thì bạn hãy cài thêm tiện ích Mega này về nhé, đây là tiện ích trên Google Chrome. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể xem thủ thuật tải link Mega bằng IDM hoặc bằng công cụ hỗ trợ tại đây !
+ Bản 2015
+ Bản 2016
Thông tin: Bản DLC Boot 2016 3.2 Build 160727 —- dung lượng ~ 1.8GB
+ Bản 2017
DLC Boot 2017 3.4 —- dung lượng ~ 2.32GB
Bạn có thể chuyển qua ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng cho dễ nhé, còn đây là một số tính năng, công cụ có trong chiếc USB BOOT này:
Còn rất nhiều nữa, bản này cực kỳ đầy đủ mình đã sử dụng gần 1 năm nay và đi cài máy chưa ngán 1 em nào. Nếu bạn đang tìm cho mình một công cụ cứu hộ máy tính thì đây thực sự là công cụ tuyệt vời cho bạn. Chúc các bạn thành công!!!
Bắt đầu làm nào:
+ Bước 1: Sau khi bạn đã cài đặt phần mềm UltraISO và tải bộ DLC về thì bạn mở file DLC BOOT ra bằng cách nháy đúp chuột vào file đó hoặc nhấn vào File
=> chọn Open
=> sau đó tìm đến file DLC Boot bạn vừa tải về.
+ Bước 2: Tiếp theo bạn chọn Bootable
=> chọn Write disk image
để ghi file iso ra USB.
Tiếp theo tại dòng Disk Drive
các bạn chọn USB mà mình muốn tạo, tại dòng Write Method
các bạn chọn USB-HDD+
. Làm theo hình sau:
+ Bước 3: Nhấn chọn Write
để chương trình bắt đầu ghi đĩa. Đợi một lúc cho quá trình ghi đĩa kết thúc, sau đó mở USB của bạn lên sẽ có các thư mục như thế này:
Lúc này USB của bạn đã có khả năng BOOT rồi, bạn có thể chuyển từ SysLinux
sang Grub4DOS
.
Thực hiện:
Nhấn vào DLC1Menu.exe
chọn Other Tools
sau đó nhấn vào SysLinux Grub4DOS và làm theo hướng dẫn của chương trình.
+ Bước 4: Tiếp theo bạn có thể chuyển đổi định dạng USB từ FAT32 sang NTFS để có thể chứa được các file > 4GB. Sau đó bạn nên đóng băng USB lại để hạn chế VIRUS xâm nhập vào USB. Bạn có thể làm theo bài hướng dẫn này:
Đến đây bạn đã có một công cụ cứu hộ máy tính tuyệt vời rồi, đảm bảo sau khi sử dụng bản USB BOOT này bạn sẽ không muốn chuyển qua các loại khác nữa. ^^
Lưu ý: Nếu như bạn muốn tạo USB BOOT để truy cập vào máy tính chuẩn UEFI thì không được chuyển sang định dạng NTFS nhé. Vì nếu bạn chuyển sang định dạng NTFS thì USB BOOT của bạn sẽ không hoạt động được trên chuẩn này.
Bản ở trên mình chia sẻ đã rất ô kê rồi nhưng nếu các bạn thích trải nghiệm bản mới nhất (bản 2015) thì có thể tải về tại địa chỉ sau:
Note: Link download ở phần chuẩn bị (đầu bài viết nhé)
Phiên bản này có một số thay đổi thú vị như sau:
Vâng ! đến hẹn lại lên, năm 2016 này Trần Duy Linh tiếp tục tung ra bản DLC BOOT 2016 với giao diện khá đẹp và update thêm nhiều công cụ mới.
Nhược điểm:
Dung lượng của bản này khá là nặng (1.7 GB), tuy nhiên nó rất đầy đủ và đã được đóng gói thành 1 file iso duy nhất nên rất dễ dàng sử dụng và lưu trữ.
Có rất nhiều bạn có hỏi mình là làm thế nào để tích hợp thêm bộ cài Windows vào USB BOOT được tạo bằng DLC BOOT 2016.
Theo quan điểm cá nhân của mình thì không cần tích hợp thêm vào làm gì cả, bạn chỉ cần copy nguyên bộ cài Windows mà bạn muốn vào trong USB BOOT đó, sau đó vào trong Mini Windows để cài Win cực kỳ đơn giản, tốc độ cài lại nhanh hơn nữa. Nhưng nếu như bạn vẫn muốn tích hợp thêm thì cũng được thôi, bạn làm như sau:
+ Bước 1: Tải Module của bản Windows mà bạn muốn tích hợp, ví dụ bạn muốn tích hợp bộ cài Windows 10 vào thì hãy tải file có tên tương ứng. Bạn vào đây để tải nhé.
+ Bước 2: Tải file bộ cài Windows mà bạn muốn tích hợp. Bạn vào đây để tải bộ cài nguyên gốc từ Microsoft nhé.
+ Bước 3: Chọn biểu tượng cuối cùng bên phải là Dos Soft Manager
& Win Soft Manager
tùy theo bạn thêm Module chạy trên nền Windows hay trên nền nền DOS.
+ Bước 4: Nhấp vào biểu tượng ba khối vuông, chọn tới file Module 7z
=> lúc này chương trình sẽ tự động tích hợp cho bạn, bạn hãy đợi một chút vì quá trình diễn ra hơi lâu.
+ Bước 5: Chọn đường dẫn đến file cài đặt Windows mà bạn muốn tích hợp là xong,
Theo blogchiasekienthuc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn